NHẬN BIẾT DẤU HIỆU THAI LƯU – MỐI NGUY HIỂM TIỀM ẨN BẤT NGỜ

Cảm xúc hạnh phúc và thiêng liêng nhất là khi mẹ bầu biết được mình đang mang thai. Nhưng trái ngược lại với cảm xúc đó là khi nhận ra sinh mạng bé bỏng đó gặp những dấu hiệu bất thường. Vì thế, cả ba và mẹ hãy nghiên cứu kỹ những dấu hiệu thai lưu thường gặp trong thai kỳ để ngăn chặn điều đáng tiếc nhất xảy ra.

Thai lưu là hiện tượng gì?

Thai lưu là hiện tượng tim thai ngừng đập trong quá trình mang thai. Có nhiều mẹ bầu vẫn thường lầm rằng sẩy thai và thai lưu giống nhau. Thật chất nó chỉ tương đồng ở chỗ thai nhi đã mất. Sẩy thai thường xảy ra 1 cách đột ngột do chịu tác động của ngoại lực. Mặt khác, những nguyên nhân làm thai chết lưu rất khó xác định.

Minh họa thai lưu

Chính vì thế, nhiều mẹ bầu tự trách bản thân khi hiện tượng thai lưu xảy ra. Thậm chí tình trạng này còn dễ gây nên bệnh trầm cảm ở nhiều phụ nữ. Vì thế, khi mang thai mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ về mọi thứ đặc biệt là những dấu hiệu lưu thai.

Các dấu hiệu thai lưu thường gặp.

Chảy máu

Bất kì hiện tượng chảy máu nào cũng dẫn đến hậu quả hệ lụy. Đặc biệt việc chảy máu ở vùng âm đạo là dấu hiệu thai lưu đáng chú ý nhất. 3 tháng đầu của thai kỳ rất dễ xảy ra hiện tượng này. Khi đó cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức. 

Thai nhi trong bụng mẹ

Có trường hợp chảy máu nơi âm đạo kèm với những dịch nhờn trắng. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm trùng âm đạo. Nhiễm trùng âm đạo gây nên chảy máu cũng là dấu hiệu thai lưu tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. 

Đau bất chợt ở vùng bụng

Những cơn đau bụng xuất hiện bất chợt không chỉ là dấu hiệu lưu thai mà còn cảnh báo nhiều vấn đề khác. Vụng bụng của mẹ bầu chính là “nhà” của em bé. Những tác động lên đó dù trong hay ngoài đều ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. 

Vì thế, khi cảm thấy bụng của mẹ bầu, đặc biệt là vùng dưới bỗng đau thì cần đưa đi bác sĩ để xử lý kịp thời. 

Bụng mẹ bầu không to lên

Bụng mẹ bầu vẫn giữ nguyên kích thước chính là vấn đề đáng lo nhất. Dựa vào kích thước bụng của mẹ có thể nói lên sự phát triển của bé. Sẽ có trường hợp thai nhi phát triển kém hoặc dinh dưỡng không đầy đủ. Điều này cũng làm bụng của mẹ bầu không thay đổi kích thước. 

Mẹ bầu âu yếm bụng mình

Tuy nhiên, việc thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân sâu xa và dấu hiệu thai lưu cần phải dè chừng. Như đã nói, thai lưu là hiện tượng rất khó xác định nguyên nhân. Thế nên mẹ bầu cần phải để ý đến cơ thể mình bao gồm cả kích thước bụng.

Thai nhi ít/ không chuyển động

Em bé và mẹ bầu luôn có mối tương tác qua lại. Khi mẹ ăn no em bé sẽ đạp cũng như khi mẹ chưa ăn thì em bé sẽ quấy. Thế nhưng nếu nhận thấy bổng dưng em bé “ít tương tác” chính là dấu hiệu lưu thai.

Hiện tại chưa cố số liệu nào chỉ ra cụ thể chỉ số hoạt động của thai nhi. Dù vậy cũng không thể bỏ lơ những hành động này. Em bé thường xuyên quấy phá hay đạp mẹ minh chứng rằng em bé vẫn khỏe mạnh. Thế nên nếu thấy bụng mẹ bầu yên ắng thì hãy dè chừng!

Thai lưu có ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ không?

Bên cạnh việc tìm hiểu các dấu hiệu thai lưu thì đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất từ mẹ bầu. Con cái là báu vật trời ban và được làm mẹ là điều thiêng liêng nhất. Thế nhưng nếu mẹ bầu đã từng bị thai lưu thì điều trước hết mẹ bầu nên chuẩn bị lại đó là tinh thần.

Cả ba và mẹ bầu không nên tự dằn vặt bản thân. Vì như thế sẽ tạo nên bóng ma tâm lý rất lớn. Đó sẽ là cản trở lớn nhất khi mẹ bầu có cơ hội thứ 2. Bên cạnh đó, cả 2 nên xác định nguyên nhân của thai lưu đã xảy ra kết hợp với các dấu hiệu thai lưu trong bài để “nâng cao cảnh giác”.

Gia đình hạnh phúc

Thật sự mà nói, dấu hiệu thai lưu chính là điều mẹ bầu nên tìm hiểu trước tiên khi bắt đầu thai kỳ. Trong quá trình này chẳng khác gì 1 cuộc chiến với bao điều phải chuẩn bị. Thế nhưng quả ngọt cuối cùng lại vô cùng xứng đáng. Hãy trang bị những thứ tốt nhất mẹ bầu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.